Với lợi thế là nước có đường bờ biển dài và hệ thống ao ngòi dày đặc, Việt Nam được coi là cường quốc xuất khẩu thủy sản tại các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Thêm vào đó, triển vọng tăng trưởng ngành được đánh giá đang ở mức khả quan. Vậy thì việc đầu tư vào ngành này có nên hay không? Tổng quan ngành được thể hiện thông qua việc phân tích 3 doanh nghiệp (tính đến quý 3 năm 2018) gồm Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC), Cửu Long An Giang (ACL) và Thực phẩm Sao Ta (FMC). Các yếu tố phân tích bao gồm:

  1. Biến động giá cổ phiếu, định giá theo P/E và EPS
  2. Quy mô
  3. Kết quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời
  4. Quản trị các vòng quay vốn

Các yếu tố phân tích trên sẽ được minh hoạ bằng biểu đồ và số liệu sẽ tự cập nhật khi có thay đổi. Việc này giúp cho biểu đồ và dữ liệu luôn được làm mới qua mỗi kỳ báo cáo. Các biểu đồ này sử dụng tốt nhất khi xem trên máy tính và vui lòng đợi biểu đồ cập nhật. Click chuột để xem giá trị trên biểu đồ, dùng thanh cuộn để xem trên điện thoại.

1. Biến động giá cổ phiếu, định giá theo P/E và EPS

Biến động giá cổ phiếu theo năm

Nhìn chung, xu hướng tăng giá cổ phiếu đều xuất hiện ở cả ba công ty trong suốt bốn năm vừa qua. Chi tiết tăng giảm giá cổ phiếu được cụ thể dưới bảng tổng hợp dưới đây:

Giá cổ phiếuQua các nămNăm giảm mạnhNăm tăng mạnh
VHC88%-8%88%
ACL290%-11%290%
FMC35%35%2479%

Mặc dù không chứng kiến tỷ trọng tăng cao nhất nhưng VHC vẫn vượt xa hai đối thủ còn lại về giá cổ phiếu khi mà giá của công ty này bằng hơn 3 lần giá của ACL và FMC.

Cụ thể về giá cổ phiếu của Thủy sản Vĩnh Hoàn qua các năm:

Năm2018201720162015
Giá VHC95.050.454.726.0
Giá ACL30.07.78.08.5
Giá FMC29.121.511.411.4

Biến động giá cổ phiếu Quý

Nếu tính theo quý, từ quý 4 năm 2017 đến quý 4 năm 2018, VHC vẫn giữ được vị thế cao nhất của mình so với 2 công ty còn lại mặc dù mức độ tăng trưởng không phải cao nhất. Cụ thể:

Giá cổ phiếuQua 5 quýQuý giảm mạnhQuý tăng mạnh
VHC88%-16%62%
ACL290%4%79%
FMC35%-30%35%

Định giá theo P/E Năm

Nếu bạn muốn biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đồng lợi nhuận của một công ty, chúng ta hãy xem xét chỉ số P/E.Ngược lại với xu hướng của giá cổ phiếu, P/E nhìn nhận xu hướng giảm, ngoại trừ FMC. Số liệu cụ thể như sau:

Năm20182017201620152014
VHC6.17.78.97.56.6
ACL2.98.16.35.414.4
FMC6.67.52.41.61.0

Tính đến cuối 2018, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta dẫn đầu về chỉ số P/E; tuy nhiên, xu hướng giảm sẽ được dự đoán trong các năm tiếp theo.

Định giá theo P/E Quý

Tính theo 5 quý trở lại đây, xu hướng giảm được chứng kiến ở toàn bộ 3 công ty. Đặc biệt, Thực phẩm Sao Ta chứng kiến sự giảm sâu từ 59.7 ở quý 1/2018 còn 7.1 ở quý cuối của năm này; chứng tỏ kỳ vọng về cổ phiếu này đang giảm dần.

Tăng giảm EPS điều chỉnh Năm

Lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phần sau điều chỉnh (Earnings Per Share – EPS điều chỉnh) có sự tăng trưởng nhẹ ở Thủy sản Vĩnh Hoàn và Thực phẩm Sao Ta. Đặc biệt, bên Cửu Long An Giang sau khi trải qua sự giảm nhẹ ở năm 2017 thì tăng mạnh trong năm 2018 lên đến 953.1%.

Tăng giảm EPS điều chỉnh Quý

Nếu nhìn chỉ số này theo quý, xu hướng giảm được chứng kiến ở cả 3 công ty. Trong đó, biến động nhỏ nhất nằm ở VHC, và được nhìn như một tín hiệu tốt.

2. Kết quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời

Doanh thu thuần Năm

Xét về quy mô doanh thu rõ ràng VHC cao hơn nhiều so với ACL và FMC. Doanh thu của VHC và FMC có sự tăng trưởng nhẹ trong khi đó ACL giảm nhẹ.

Doanh thu thuần Quý

Quy mô doanh thu của VHC có sự biến động lớn nhưng đang thể hiện sự sụt giảm trong Q1/2018 nhưng lại tiếp tục tăng cho đến Q3/2018. Đối với ACL dù có giảm nhẹ tại Q1/2018 thì lại tiếp tục tăng. Bên cạnh đó FMC luôn giữ xu hướng tăng dần từ Q1/2018 tới Q3/2018.

Lợi nhuận sau thuế không gồm Thu nhập tài chính và Lợi nhuận khác Năm

Lợi nhuận sau thuế không gồm thu nhập tài chính và lợi nhuận khác của 3 công ty từ năm 2014 tới năm 2017. Nhìn chung đều có xu hướng tăng theo các năm. Tuy nhiên tới năm 2015 thì công ty Thủy sản Vĩnh Hoàn lại có sự biểu hiện của việc tăng lợi nhuận đột ngột trong khi hai công ty còn lại là Cửu Long An Giang và Thủy phẩm Sao Ta thì tăng trưởng đều

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế điều chỉnh Quý

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE Năm

Xét về tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) theo năm thì ACL có tỷ suất sinh lời khá ổn định và tăng trưởng tốt qua các năm. VHC thì biến động tăng giảm không ổn định.

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE Quý

Nhìn chi tiết ROE của 3 công ty thì bắt đầu từ Q1 ACL tăng trưởng nhanh so với VHC và FMC. Cả 3 công ty tăng trưởng nhanh và đều đặn tới Q3/2018 nên ROE vẫn có xu hướng tăng.

3. Tỷ trọng nợ và khả năng thanh toán lãi vay

Tỷ trọng nợ Năm

Theo năm tỷ lệ nợ của biến động mạnh cho cả 3 công ty. Nhưng nhìn chung tính tới năm 2017 thì tỷ trọng nợ của 3 công ty đều ở mức thấp so hơn so với năm 2013.

Tỷ trọng nợ Quý

Phân tích từng quý về tỷ trọng nợ, thấy rằng cả ba công ty đều là xu hướng giảm, duy trì khá ổn định. Không có sự biến động mạnh qua các quý. Cho thấy khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh toán của các công ty đang dần tăng lên có vẻ đã ít bị lệ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài hơn.

Khả năng thanh toán lãi vay Năm

Từ biểu đồ cho ta thấy thì 3 công ty : Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC), Cửu Long An Giang (ACL) và Thực phẩm Sao Ta (FMC) đều giảm khả năng thanh toán lãi vay và vẫn tiếp tục có xu hướng giảm. Nếu xét trong giai đoạn 2014-2015 thì khả năng thanh toán của Thủy sản Vĩnh Hoàn đột ngột giảm. Riêng đối với Cửu Long An Giang và Thủy phẩm Sao Ta thì lại suốt giai đoạn 2014-2017 luôn giữ xu hướng giảm qua các năm.

Khả năng thanh toán lãi vay Quý

Đánh giá khả năng thanh toán, lãi vay theo quý một cách tổng quan, cho thấy khả năng thanh toán của VHC đã tăng mạnh trong năm 2018 bắt đầu từ Q1/2018. ACL và FMC tuy không tăng trưởng nhanh như VHC nhưng đều có xu hướng tăng. Tóm lại, tuy Q4/2017 VHC và FMC có dấu hiệu giảm nhưng vẫn tiếp tục tăng trong năm tiếp theo.

4. Quản trị vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động Năm

Xét về vòng quay vốn lưu động năm thì công ty Cửu Long An Giang lại cho thấy khoảng cách khá xa so với Thủy sản Vĩnh Hoàn, vòng quay vốn lưu động lớn tuy không đồng đều theo các năm nhưng nhưng cũng phần nào phản ánh được tốc độ luân chuyển vốn của công ty. Bên cạnh đó Cửu Long An Giang và Thực phẩm Sao Ta lại có vòng quay vốn biến động ít hơn nhiều so với Cửu Long An Giang. Cả 3 công ty đều có xu hướng giảm dần

Nhìn tổng quan theo các quý thì cũng thấy khả năng quay vòng vốn của Thủy sản Sao Ta thể hiện tốt hơn so với hai công ty còn lại. Có thể là do ảnh hưởng về quy mô nên lượng hàng tồn kho của ACL sẽ nhiều hơn cả. Do đó khả năng quay vòng vốn của công ty này sẽ chậm hơn.

Biến động số dư hàng tồn kho và phải thu khách hàng Năm

Khi đánh giá về hàng tồn kho và phải thu khách hàng thì ta sẽ thấy VHC kiểm soát phần này khá tốt. Trong giai đoạn 2014-2017 công ty đã thu hồi được hết các khoản vốn bị chiếm dụng bởi bên thứ 3 để cho mức phải thu và hàng tồn về trạng thái bằng 0. Tuy nhiên đó cũng có thể là mặt không tốt khi công ty không còn hàng tồn kho vào năm 2017. Trong khi đó thì FMC lại để tỷ lệ nợ phải thu và hàng tồn khá lớn so với hai công ty trong ngành. Chúng ta cũng thấy ACL thậm chí còn bị âm trong hàng tồn kho

Biến động số dư hàng tồn kho và phải thu khách hàng Quý

Từ biểu đồ theo quý về biến động số dư hàng tồn kho và khoản phải thu cho ta thấy cái nhìn rõ hơn trong ngắn hạn. Tình hình biến động trong quản lý hàng tồn và các khoản phải thu của ba công ty.

Tuyen CPA

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here